Phát triển công nghệ nano làm mát các tòa nhà
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Universiti Putra Malaysia (UPM) và Institut Teknologi Maju (ITMA) đã thành công trong việc phát triển một hệ thống mới có tên gọi Nanotechnology for Encapsulation of Phase Change Material (NPCM) cho giai đoạn thay đổi vật liệu, giúp giảm nhiệt độ phòng trong các tòa nhà, từ đó giảm thiểu việc sử dụng điều hòa không khí, hệ thống sưởi ấm và tiết kiệm điện.
Phần lớn các tòa nhà hiện đại ngày nay đang sử dụng vật liệu xây dựng trọng lượng nhẹ và quán tính nhiệt thấp |
Giáo sư Tiến sĩ Mohd Zobir Hussein, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ đóng gói có thể thay đổi vật liệu ở kích thước nano để sử dụng như phương tiện lưu trữ nhiệt lượng.
Phương pháp NPCM có thể lưu trữ, hấp thụ và giải phóng nhiệt khi nhiệt độ xung quanh vật liệu cao hoặc thấp hơn nhiệt độ nóng chảy.
Những tính chất này cho phép chuyển pha vật liệu giúp lưu trữ nhiệt lượng khi tan ra và phát ra năng lượng khi đông lại. Đặc biệt, công nghệ này có thể kiểm soát sự biến động nhiệt độ bên trong tòa nhà, làm giảm sự phụ thuộc việc sử dụng hệ thống sưởi, điều hòa không khí, điện năng tiêu thụ và gián tiếp giúp giảm phát thải carbon dioxide.
Phương pháp NPCM có thể lưu trữ, hấp thụ và giải phóng nhiệt |
Nhóm nghiên cứu cho biết, nhiệt độ ở Malaysia đang càng trở nên nóng hơn, người dân sử dụng lượng lớn điện năng cho hệ thống điều hòa không khí, khiến tăng mức tiêu thụ điện năng của quốc gia này.
(Theo Báo xây dựng Online)
Các trang liên kết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét